(HOUSELINK) – Trong tháng 10/2020, đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 2,3 tỷ đô la Mỹ, giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên giá trị đăng ký trung bình dự án FDI tăng 55,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt giá trị xấp xỉ 8,5 triệu USD/dự án. Điều này cho thấy dù số lượng dự án đăng ký ít hơn nhưng chất lượng các dự án FDI được cải thiện so với cùng kỳ năm trước.
Dựa trên dữ liệu các dự án công nghiệp trên 2 triệu đô la Mỹ được sàng lọc theo thời gian thực trên nền tảng thông tin thị trường HOUSELINK, đội ngũ nghiên cứu thực hiện phân tích và lập báo cáo tình hình triển khai dự án công nghiệp tại Việt Nam – phân loại theo giai đoạn, loại hình công việc, địa phương, loại hình dự án, hình thức đầu tư, trong tháng 10/2020.
Đại dịch COVID-19 trên phạm vi toàn thế giới, kết hợp với những bất ổn địa – chính trị, cũng như nguy cơ cao về khủng hoảng kinh tế gây ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
II. Tình hình triển khai các dự án Công nghiệp tại Việt Nam
1. Tổng quan tình hình triển khai xây dựng các dự án công nghiệp tháng 10/2020
Sau khi dịch bệnh được kiểm soát, xây dựng công nghiệp đẩy mạnh hoạt động trong trạng thái bình thường mới. Tháng 10/2020 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, cả về số lượng và giá trị đầu tư các dự án công nghiệp đang trong giai đoạn chuẩn bị và triển khai xây dựng.
2. Dự án Công nghiệp chuẩn bị xây dựng
a. Dự án công nghiệp chuẩn bị xây dựng theo loại hình công việc
Mở rộng quy mô nhà máy hiện hữu tiếp tục là xu thế phát triển trong thời gian tới.
b. Dự án công nghiệp chuẩn bị xây dựng theo địa phương
Ngày càng nhiều các dự án công nghiệp quy mô lớn sắp triển khai xây dựng tại các tỉnh khu vực Trung Bộ.
c. Dự án công nghiệp chuẩn bị xây dựng theo loại hình dự án
Trung tâm logistic là lĩnh vực công nghiệp có sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng và giá trị đầu tư các dự án chuẩn bị triển khai thi công trong tháng 10/2020
Điểm sáng trong hoạt động xây dựng công nghiệp tháng 10/2020 là sự tăng trưởng mạnh mẽ, cả về số lượng dự án và giá trị đầu tư các dự án trong lĩnh vực logistic. Trong khi số lượng dự án chỉ tăng 27%, giá trị đầu tư các dự án trung tâm logistic chuẩn bị triển khai trong tháng 10 đạt 4,7 tỷ USD, tăng 189% so với tháng trước đó. Nguồn vốn đầu tư này kì vong sẽ phần nào cải thiện cơ sở vận chất ngành logistic còn thiếu hụt trong thời gian tới.
d. Dự án công nghiệp chuẩn bị xây dựng theo hình thức đầu tư
Hình thức đầu tư trực tiếp trong nước (DDI) có số lượng dự án và giá trị đầu tư áp đảo so với những hình thức đầu tư trực tiếp từ các quốc gia khác.
3. Các dự án công nghiệp đang triển khai thi công
a. Xây dựng công nghiệp theo loại hình công việc
Bên cạnh phát triển những nhà máy mới, khá nhiều nhà đầu tư đang thực hiện mở rộng quy mô nhà máy hiện hữu
b. Xây dựng công nghiệp theo địa phương
Số lượng lớn các dự án công nghiệp đang được triển khai tập trung ở khu vực đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
c. Xây dựng công nghiệp theo loại hình dự án
Lĩnh vực năng lượng có tổng giá trị đầu tư lớn nhất, trong đó các dự án năng lượng tái tạo đang được tập trung phát triển.
d. Xây dựng công nghiệp theo hình thức đầu tư
Đầu tư trực tiếp trong nước (DDI) đang là xu hướng phát triển xây dựng trong thời gian tới.
III. TOP 10 DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP NỔI BẬT TRONG THÁNG 10/2020
(HOUSELINK) – Dịch Covid-19 bùng phát trở lại ở một số địa phương trên cả nước từ cuối tháng 7/2020 đã ảnh hưởng đến sự phục hồi của sản xuất công nghiệp. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 08/2020 giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước.
Dựa trên dữ liệu các dự án công nghiệp trên nền tảng HOUSELINK; bộ phận nghiên cứu thị trường công ty HOUSELINK thực hiện tổng hợp, phân tích dữ liệu và lập báo cáo những dự án đang triển khai hoạt động xây dựng trong tháng 08/2020; cũng như những dự án đang thực hiện các bước chuẩn bị (chuẩn bị dự án, thiết kế, chọn thầu) để chuẩn bị tiến hành thi công xây dựng trong năm 2020.
I. Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế Việt Nam
Trong khi dịch bệnh diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu, bùng phát dịch bệnh tại Đà Nẵng cuối tháng 07/2020 gây cản trở những nỗ lực phát triển kinh tế – xã hội trong trạng thái bình thường mới của Việt Nam.
II. Tình hình triển khai các dự án Công nghiệp tại Việt Nam
Tháng 8/2020 chứng kiến sự suy giảm trong số lượng và giá trị đầu tư các dự án trong giai đoạn chuẩn bị và thiết kế, giảm khoảng 3% so với tháng 07/2020. Trong khi đó, số lượng các dự án trong giai đoạn đấu thầu, thi công xây dựng, hoàn thiện và hoàn công đều tăng trưởng hai con số so với tháng 07/2020.
1. Các dự án Công nghiệp chuẩn bị xây dựng
a. Dự án công nghiệp chuẩn bị xây dựng theo loại hình công việc
Các dự án Công nghiệp chuẩn bị thi công theo hình thức Xây mới. Tuy nhiên, xu thế ngày càng nhiều các nhà đầu tư mở rộng quy mô sản xuất của các nhà máy hiện hữu.
b. Dự án công nghiệp chuẩn bị xây dựng theo địa phương
Ngày càng nhiều các nhà sản xuất đầu tư, phát triển các dự án công nghiệp tại các khu vực Trung Bộ trong thời gian tới.
c. Dự án công nghiệp chuẩn bị xây dựng theo loại hình dự án
Lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp và thức ăn chăn nuôi, hạ tầng công nghiệp sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới.
d. Dự án công nghiệp chuẩn bị Xây dựng theo hình thức đầu tư
Hình thức đầu tư trực tiếp trong nước có số lượng dự án, tổng mức đầu tư và diện tích sàn Xây dựng lớn nhất.
2. Các dự án Công nghiệp đang triển khai thi công
a. Xây dựng công nghiệp theo loại hình công việc
Các dự án Công nghiệp đang tiến hành thi công xây dựng chủ yếu dưới hình thức xây dựng mới. Tuy nhiên, ngày càng nhiều dự án mở rộng diện tích nhà máy hiện hữu.
b. Xây dựng Công nghiệp theo địa phương
Tháng 08/2020 chứng kiến số lượng các dự án công nghiệp triển khai xây dựng tăng mạnh so với tháng trước đó, đặc biệt tại khu vực Đông Nam Bộ (Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai).
c. Xây dựng công nghiệp theo loại hình dự án
Tháng 08/2020 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh về số lượng dự án triển khai xây dựng trong lĩnh vực thực phẩm & đồ uống, nông nghiệp & thức
ăn chăn nuôi, cũng như sản xuất và cung ứng thiết bị điện.
d. Xây dựng công nghiệp theo hình thức đầu tư
Các nhà đầu tư Trung Quốc và Hàn Quốc đẩy mạnh hoạt động thi công các dự án Công nghiệp tại Việt Nam.
III. TOP 10 DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP NỔI BẬT TRONG THÁNG 06/2020
(HOUSELINK) – Các hoạt động đầu tư và triển khai các dự án Công nghiệp Việt Nam trong tháng 7 được đội ngũ nghiên cứu thị trường tại HOUSELINK tổng hợp và phân tích qua Báo cáo Tình hình triển khai Dự án Công nghiệp tại Việt Nam – Tháng 07/2020.
Trong tháng 07/2020, tổng vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 3,1 tỷ đô la Mỹ, tăng 77% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các nhà đầu tư nước ngoài dường như tích cực hơn trong hoạt động góp vốn, mua cổ phần doanh nghiệp hiện hữu, với tổng giá trị đầu tư đạt 1,1 tỷ USD, tăng 175% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện đạt 1,45 tỷ USD, mức thấp nhất trong ba năm trở lại đây.
Từ ngày 01/07/2020 đến ngày 31/07/2020, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có có giá trị đăng ký cấp mới lớn nhất – 519,5 triệu đô la Mỹ, chiếm 74% tổng giá trị đăng ký cấp mới cùng thời kỳ. Hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai, chiếm 23% tổng giá trị đăng ký cấp mới, đạt 159,5 triệu USD. Đứng thứ ba là các dự án bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy – chiếm xấp xỉ 2% tổng giá trị đăng ký cấp mới trong tháng 07/2020.
Số lượng các dự án đấu thầu tăng mạnh trong khi số lượng các dự án trong giai đoạn chuẩn bị dự án, thiết kế và thi công xây dựng gần như tương đương tháng 06/2020 phần nào thể hiện tình hình dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng tới Chủ đầu tư và trì hoãn quyết định khởi công xây dựng các dự án công nghiệp trên phạm vi toàn quốc.
(HOUSELINK) – Hoạt động đầu tư xây dựng đang trở lại đường đua với nhiều dấu hiệu tích cực sau thời gian chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Báo cáo Tình hình triển khai Dự án Công nghiệp tại Việt Nam tháng 06/2020 phân tích những chuyển biến mới trong kinh tế, hoạt động đầu tư và tình hình triển khai dự án Công nghiệp trên cả nước.
Trong tháng 06/2020, tổng vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện ghi dấu bước chuyển biến tăng trưởng so với tháng 05/2020 và cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu bắt đầu cho đà phát triển hoạt động đầu tư và sản xuất vào những tháng tiếp theo. Song song đó, tốc độ triển khai xây dựng các dự án công nghiệp bắt đầu được đẩy nhanh khi tình hình kinh tế – xã hội được bình ổn.
Báo cáo được bộ phận nghiên cứu thị trường HOUSELINK thực hiện định kỳ nhằmtheo dõi toàn diện hoạt động triển khai dự án trong thị trường xây dựng Công nghiệp. Những dự án Công nghiệp đang triển khai hoạt động xây dựng cũng như những dự án đang thực hiện các bước chuẩn bị (chuẩn bị dự án, thiết kế, chọn thầu) để tiến hành thi công xây dựng được tổng hợp, phân tích chi tiết tại Báo cáo.
Dù ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tổng vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài tháng 06/2020 vẫn tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị hình thức đầu tư cấp mới tăng 15%, tương đương với 1,1 tỷ USD vốn đăng ký.
Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện trong tháng 06/2020 đạt 1,95 tỷ USD, mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây.
2. Sản xuất Công nghiệp
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 06/2020 tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Do nhu cầu về dầu thô giảm mạnh trên toàn thế giới; hoạt động khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên, cũng như các hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác giảm mạnh so với tháng 06/2019.
3. Xuất nhập khẩu hàng hóa
Trong tháng 06/2020, Việt Nam xuất siêu 500 triệu USD. Xét về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có giá trị lớn hơn 1,5 lần so với các doanh nghiệp trong nước.
4. Đăng ký doanh nghiệp
Sau hai tháng nới lỏng và gỡ bỏ các biện pháp dãn cách xã hội, các hoạt động kinh tế – xã hội đang dần được khôi phục. Số lượng các doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 28% so với cùng kỳ tháng trước, cũng như tăng 5,9% so với tháng 06/2019.
5. Chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát cơ bản
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 06/2020 tăng 0,66% so với tháng trước. Nguyên nhân chủ yếu do giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giá 3 lần liên tiếp sau chuỗi giảm sâu kéo dài kể từ Tết Nguyên đán, cũng như giá thịt lợn tiếp tục tăng trong những ngày đầu tháng 06.
II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CÁC DỰ ÁN CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG THÁNG 06/2020
Báo cáo Tình hình triển khai Dự án Công nghiệp tại Việt Nam dựa trên dữ liệu các dự án công nghiệp có tổng vốn đầu tư hơn 2 triệu USD (tương đương 46 tỷ đồng) với hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và đầu tư trực tiếp trong nước (DDI) trên nền tảng HOUSELINK. Trong đó, đội ngũ nghiên cứu thực hiện tổng hợp, phân tích dữ liệu và lập báo cáo những dự án đang triển khai hoạt động xây dựng trong tháng 06/2020; cũng như những dự án đang thực hiện các bước chuẩn bị (chuẩn bị dự án, thiết kế, chọn thầu) để chuẩn bị tiến hành thi công xây dựng trong năm 2020.
1.Tổng quan tình hình triển khai xây dựng các dự án Công nghiệp tháng 06/2020
2. Các dự án Công nghiệp đang chuẩn bị xây dựng
a. Dự án công nghiệp chuẩn bị xây dựng theo loại hình công việc
Các dự án công nghiệp chủ yếu là các dự án xây dựng mới. Tuy nhiên, ngày càng nhiều các dự án công nghiệp đang thực hiện mở rộng quy mô dự án công nghiệp hiện hữu.
Bên cạnh hình thức xây dựng mới, ngày càng nhiều nhà đầu tư cân nhắc triển khai mở rộng nhà máy, xưởng sản xuất hiện hữu. Số lượng dự án chuẩn bị triển khai xây dựng mở rộng trong tháng 6/2020 tăng 22% so với tháng 5/2020.
b. Dự án công nghiệp chuẩn bị xây dựng theo địa phương
Bình Dương là địa phương có số lượng dự án chuẩn bị xây dựng lớn nhất. Tuy nhiên, Quảng Ninh có tổng giá trị đầu tư và diện tích sàn xây dựng các dự án công nghiệp chuẩn bị triển khai xây dựng lớn nhất.
Hải Phòng, Hải Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu lần lượt đứng thứ hai, ba, bốn về số lượng các dự án công nghiệp chuẩn bị xây dựng. Trong khi Hải Phòng thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc vào các lĩnh vực cung cấp thiết bị điện, điện tử; các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư Hàn Quốc có số lượng lớn các dự án tại Hải Dương trong các lĩnh vực dệt may, thực phẩm và đồ uống. Bà Rịa Vũng Tàu có số lượng lớn các dự án đầu tư trực tiếp từ Hàn Quốc và tập trung vào sản xuất linh kiện máy móc, vật liệu xây dựng.
Các địa phương còn lại trong Top 10 địa phương có giá trị đầu tư và tổng diện tích sàn xây dựng lớn nhất chủ yếu tập trung tại miền Bắc (Hải Phòng, Hà Nội) và miền Trung (Thanh Hóa, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi). Điều này thể hiện xu hướng đầu tư sản xuất công nghiệp vào miền Bắc và miền Trung Việt Nam trong thời gian tới.
c. Dự án công nghiệp chuẩn bị xây dựng theo loại hình dự án
Lĩnh vực dệt may có số lượng dự án chuẩn bị xây dựng lớn nhất. Trong khi đó, lĩnh vực năng lượng có tổng mức đầu tư và diện tích sàn chuẩn bị xây dựng lớn nhất.
d. Dự án công nghiệp chuẩn bị xây dựng theo hình thức đầu tư
Hình thức đầu tư trực tiếp trong nước (DDI) có số lượng dự án, tổng mức đầu tư và diện tích sàn các dự án chuẩn bị xây dựng lớn nhất.
3. Các dự án Công nghiệp đang thi công xây dựng
a. Xây dựng công nghiệp theo loại hình xây dựng
Số lượng các dự án đang xây dựng trong tháng 6/2020 tăng so với tháng 05/2020, theo cả hai hình thức xây dựng mới và xây dựng mở rộng.
Bên cạnh hình thức xây dựng mới, các nhà đầu tư sản xuất cân nhắc phương án xây dựng mở rộng quy mô nhà máy hiện hữu.
b. Xây dựng công nghiệp theo địa phương
Bình Dương có số lượng dự án đang triển khai xây dựng lớn nhất. Trong khi đó, Đồng Nai có tổng mức đầu tư và diện tích sàn xây dựng lớn nhất.
Các tỉnh thành còn lại trong danh sách Top 10 địa phương có số lượng dự án đang xây dựng lớn nhất tập trung ở khu vực Đông Nam Bộ như Long
An, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh và khu vực đồng bằng Bắc Bộ như Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Giang, Hải Dương.
c. Xây dựng công nghiệp theo loại hình dự án
Lĩnh vực dệt may có số lượng dự án đang triển khai xây dựng lớn nhất. Tuy nhiên, lĩnh vực điện tử có giá trị đầu tư và tổng diện tích sàn xây dựng lớn nhất. Nhà máy nhựa, cung cấp thiết bị điện, nông nghiệp & thức ăn chăn nuôi đứng thứ ba, bốn, năm về số lượng dự án công nghiệp đang xây
dựng. Các dự án sản xuất nhựa đang tập trung xây dựng tại các địa phương Long An và Hải Phòng. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư đang tập trung phát triển nhà máy thiết bị điện tại Hải Phòng và Hà Nam, cũng như nhà máy nông nghiệp & thức ăn chăn nuôi tại Bình Định.
Các lĩnh vực còn lại nằm trong Top 10 có giá trị đầu tư và tổng diện tích sàn xây dựng lớn nhất bao gồm nhà máy nhựa, hạ tầng công nghiệp, vật
liệu xây dựng, nông nghiệp & thức ăn chăn nuôi, đồ nội nhất, chế biến lâm sản, trung tâm logistic, năng lượng và hóa chất với tổng giá trị đầu tư mỗi lĩnh vực dao động từ 200 đến 300 triệu đô la Mỹ.
d. Xây dựng công nghiệp theo hình thức đầu tư
Nếu xét theo tiêu chí hình thức đầu tư của các dự án đang triển khai xây dựng trong tháng 06/2020, đầu tư trực tiếp trong nước (DDI) chiếm ưu thế cả về số lượng dự án, tổng giá trị đầu tư và diện tích sàn xây dựng.
Tại thời điểm tháng 06/2020, nguồn vốn DDI chiếm đến 28% tổng số lượng dự án công nghiệp đang triển khai xây dựng. Hình thức đầu tư DDI có số lượng lớn các dự án dệt may, nông nghiệp và thức ăn chăn nuôi. Bên cạnh đó, Long An và Đồng Nai có số lượng áp đảo các dự án đầu tư trực tiếp trong nước so với các địa phương khác.
Theo sau hình thức đầu tư DDI về số lượng dự án đang xây dựng là đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu đến từ các quốc gia Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, HongKong. Trong khi đầu tư trực tiếp Hàn Quốc và Đài Loan có số lượng dự án đang xây dựng nhỉnh hơn tại khu vực phía Nam, các nhà đầu tư Trung Quốc, Nhật Bản và Hongkong lại có nhiều dự án hơn tại khu vực phía Bắc.
III. TOP 10 DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP NỔI BẬT TRONG THÁNG 06/2020