Báo cáo Tình hình triển khai Dự án Công nghiệp tại Việt Nam – Quý III/2020

(HOUSELINK) – Sau khi dịch bệnh được kiểm soát toàn quốc, các doanh nghiệp sản xuất đẩy mạnh hoạt động đầu tư xây dựng các dự án mới, các dự án công nghiệp trong giai đoạn đầu tư xây dựng các dự án mới. Các dự án công nghiệp trong giai đoạn chuẩn bị dự án và thiết kế tăng mạnh cả về số lượng và giá trị đầu tư, lần lượt tăng 16% và 41% so với tháng trước đó. 

Dựa trên dữ liệu nền tảng Market Intelligence HOUSELINK, đội ngũ nghiên cứu thực hiện phân tích và lập báo cáo tình hình triển khai dự án công nghiệp tại Việt Nam – phân loại theo giai đoạn, loại hình công việc, địa phương, loại hình dự án, hình thức đầu tư, trong quý 3/2020.

Tải báo cáo tại đây.

Điểm tin quý 3/2020

 

  1. Điểm sáng đầu tư cho dự án lĩnh vực phát triển năng lượng tháng 9/2020

Hơn 1/3 giá trị đầu tư các dự án chuẩn bị triển khai được sử dụng để phát triển lĩnh vực năng lượng với kỳ vọng cân bằng cán cân cung – cầu của thị trường điện. 

 

Mặc dù chỉ đứng thứ bảy về số lượng dự án chuẩn bị xây dựng (42 dự án), tuy nhiên do đặc thù quy mô đầu tư, lĩnh vực năng lượng vẫn có tổng giá trị đầu tư và diện tích sàn xây dựng lớn nhất, lần lượt là 22,74 tỷ USD và 8,2 nghìn hecta sàn xây dựng.

Tháng 9/2020 cũng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ về giá trị đầu tư các dự án năng lượng, tăng 126% so với tháng 08/2020. Trong nguồn cung điện năng bị thiếu hụt trầm trọng, đầu tư quy mô lớn trong lĩnh vực năng lượng phần nào cân bằng cung – cầu trong thị trường điện.

 

 

Lĩnh vực dệt may và điện tử lần lượt đứng thứ hai và thứ ba về giá trị đầu tư và diện tích sàn xây dựng. Trong khi dệt may (5,7 tỷ USD, 1.730 ha sàn xây dựng) nhận được số vốn đầu tư lớn nhất từ FDI Hongkong, các nhà đầu tư Hàn Quốc đứng đầu về tổng giá trị đầu tư các dự án điện tử sắp triển khai tại Việt Nam. Sau khi hiệp định thương mại tự do EVFTA được ký kết, nông nghiệp được kỳ vọng sẽ là một trong những lĩnh vực được hưởng lợi từ hiệp định này. Tháng 9/2020 chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ, cả về số lượng (tăng 11 dự án) và giá trị đầu tư (tăng 26%) các dự án nông nghiệp và thức ăn chăn nuôi so với tháng trước đó. Bên cạnh đó, với xu thế dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm đến tiềm năng nhất. Chính vì vậy, lĩnh vực hạ tầng công nghiệp và trung tâm logistic đều được tập trung phát triển để đón đầu những nhà đầu tư sản xuất trong thời gian tới.

 

2. Tăng trưởng đầu tư trực tiếp trong nước (DDI) và đầu tư FDI Đài Loan

Tháng 09/2020 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng các dự án đầu tư trực tiếp trong nước (DDI) và FDI Đài Loan. 

Hình thức đầu tư trực tiếp Trung Quốc (FDI China), Hàn Quốc (FDI Korea), Đài Loan (FDI Taiwan) lần lượt xếp hạng hai, ba, bốn về cả ba tiêu chí: số lượng dự án, giá trị đầu tư và diện tích sàn xây dựng. Trong khi các nhà đầu tư Trung Quốc ưu tiên phát triển các dự án chế biến cao su, linh kiện máy móc và dệt may; hóa chất, chế biến lâm sản, điện tử là ba lĩnh vực các nhà đầu tư Hàn Quốc đang tập trung đầu tư xây dựng. Các nhà đầu tư Đài Loan thấy được tiềm năng và đang tiến hành đầu tư phát triển các dự án điện tử, thiết bị điện tại Việt Nam.

Tháng 09/2020 chứng kiến tăng trưởng mạnh về giá trị các dự án FDI Nhật Bản đang được triển khai, tăng 115 triệu USD –tương đương tăng 28% so với tháng trước đó. Trong đó, bên cạnh lĩnh vực thực phẩm và đồ uống vẫn được ưu tiên phát triển nhất, các nhà đầu tư Nhật Bản cũng rất hứng thú với các dự án thiết bị điện, dược phẩm và gốm sứ. Trong Top 10 hình thức đầu tư có giá trị các dự án đang triển khai lớn nhất tại thời điểm cuối tháng 9/2020, bên cạnh luồng vốn đầu tư từ các quốc gia
trong khu vực Châu Á, Việt Nam cũng thu hút nguồn vốn lớn từ các nhà đầu tư Châu Âu (Hà Lan, Bỉ). Đây là tín hiệu tích cực, mang lại kỳ vọng Hiệp định thương mại EVFTA có thể mở ra cánh cửa giúp Việt Nam thu hút đầu tư từ Liên minh Châu Âu – nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu.

III. TOP 10 DỰ ÁN CÔNG NGHIỆP NỔI BẬT TRONG THÁNG 9/2020