Dịch vụ lưu trú & ăn uống là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19. Hoạt động của nhiều doanh nghiệp trong ngành này đã và đang phảo đối mặt với rất nhiều khó khăn và vướng mắc. Trước năm 2020, ngành dịch vụ lưu trú & ăn uống liên tục phát triển và được đánh giá là cực kì tiềm năng với mức tăng GDP trung bình khoảng 10% / năm, GDP ngành này ghi nhận vào năm 2020 bị sụt giảm đáng kể so với các năm trước (-14% so với năm 2019).
Năm 2021, tình trạng ngành vẫn chưa được cải thiện do bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi làn sóng covid-19 lần thứ 4 với GDP giảm liên tục qua từng quý. Đặc biệt trong quý 3, khi Covid-19 ảnh hưởng đến hầu hết các tỉnh, thành phố và chính sách giãn cách xã hội được áp dụng cho hầu hết các thành phố lớn đã khiến GDP ngành Qúy 3 giảm 40% so với Qúy 2. Tính chung 9 tháng năm 2021, GDP toàn ngành giảm 29% so với cùng kỳ năm 2020.
Mặc dù ngành thực phẩm và đồ uống bị ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid-19 nhưng chỉ số IIP của ngành sản xuất & chế biến thực phẩm và đồ uống vẫn tăng trong các năm 2020 và 10 tháng năm 2021. Tuy nhiên có thể thấy rằng nếu trước khi có dịch chỉ số IIP của ngành Thực phẩm tăng bình quân hơn 7%/ năm, thi sang năm 2020 chỉ số IIP của ngành chỉ tăng 5,3% so với năm 2019 và 10 tháng năm 2021 chỉ tăng 1,1% so với cùng kỳ năm năm 2020. Tuy chỉ số tăng vẫn ít nhưng hoạt động kinh doanh trong ngành đã dần đi vào ổn định hơn so với những tháng trước năm 2021 khi bị hạn chế bởi dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng.
Các chính sách giãn cách xã hội và hạn chế dịch bệnh diễn ra trên toàn quốc trong thời kỳ đại dịch đã ảnh hưởng hết sức nặng nề đến các nhà hàng, quán cà phê và những người bán hàng rong. Theo Tổng cục Thống kê, doanh thu từ dịch vụ lưu trú và ăn uống 10 tháng đầu năm 2021 đã giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 307.012 tỷ đồng. Những năm trước dịch, doanh thu từ dịch vụ lưu trú và ăn uống luôn duy trì mức tăng trưởng khá, khoảng 9% -10% / năm. Ngành F&B được dự báo sẽ duy trì tăng trưởng ở mức 6% trong giai đoạn 2021-2025.
Trong 10 tháng năm 2021 có 67% dự án F&B được cấp phép mới nằm ở phía Nam, 33% nằm ở phía Bắc. Không có dự án F&B nào được cấp phép mới tại miền Trung . Số lượng F&B được cấp phép mới trong 10 tháng đầu năm 2021 là không nhiều. Về vốn đăng ký, 81% vốn đăng ký đầu tư vào miền Nam và con số này ở miền Bắc chỉ là 19%. Các dự án có vốn đăng ký lớn chủ yếu tập trung ở phía Nam. Việt Nam với lợi thế về số lượng lao động lớn, nhu cầu trong nước cao, công nghệ tiên tiến cũng đang dần được ứng dụng vào sản xuất cũng như hoạt động mua bán hàng ngày đã góp phần thu hút đầu tư từ nhiều quốc gia. Đặc biệt trong ngành F&B, Việt Nam đang đặc biệt thu hút nguồn vốn lớn từ Hàn Quốc. Trong 10 tháng đầu năm, có thêm nhiều dự án đầu tư từ các nước khác như Đức, Singapore và Thái Lan.
Tình hình đầu tư dự án trong tương lai
Theo dữ liệu của HOUSELINK, tính đến cuối tháng 10 năm 2021, xét về tổng vốn đầu tư, các dự án xây dựng mở rộng chiếm phần lớn tổng vốn đầu tư vào các dự án F&B tại Việt Nam. Về số lượng dự án, diện tích đất cần thiết của các dự án mở rộng cũng lớn hơn so với các dự án xây dựng mới. Các dự án xây dựng mới của ngành F&B tại Việt Nam không nhiều do nhiều nguyên nhân. Trong đó, hậu quả của covid-19 là một trong những lý do lớn nhất. Tuy nhiên, tình hình trong Quý cuối năm 2021 có vẻ khả quan hơn các quý khác.
Khu vực phía Nam vẫn là mảnh đất lý tưởng cho các dự án F&B và thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trong lĩnh vực này với con số áp đảo cả về số lượng dự án và giá trị vốn đầu tư. Miền Trung là khu vực có số lượng dự án F&B ít nhất trong ba miền nhưng ở đây vẫn có những dự án quy mô lớn. Tại miền Bắc, điểm nổi bật là vẫn có khá nhiều dự án F&B.
Tiếp nối thành công của các báo cáo định kỳ trước, báo cáo sẽ được HOUSELINK gửi qua email tới hơn 100.000 nhà đầu tư sản xuất lớn với nhiều ngành nghề đến từ các quốc gia có giá trị đầu tư lớn tại Việt Nam. Và toàn thể cộng đồng hơn 2000 doanh nghiệp thành viên trên hệ thống #HOUSELINK bao gồm các chủ đầu tư hạ tầng công nghiệp, bất động sản, chủ doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp xây dựng. .