Báo cáo tóm tắt - Ngành máy móc thiết bị công nghiệp và chuỗi cung ứng đầu tư tại Việt Nam 2024

Tăng trưởng GDP Việt Nam Quý 1/2024 đạt 5.66%. Đây là mức tăng trưởng GDP Quý 1 cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Trong số các ngành nghề kinh tế, trong khi nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn duy trì mức tăng trưởng GDP gần như ngang bằng, GDP ngành dịch vụ giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2023 thì GDP của ngành Công nghiệp và Xây dựng lại đạt tốc độ tăng trưởng khá tốt Quý 1 năm nay. Trong đó ngành Công nghiệp tăng 6.18% (cùng kỳ năm 2023 tăng trưởng -0.82%) và ngành Xây dựng tăng 6.83% so với cùng kỳ. Có thể thấy sự cải thiện và tăng trưởng GDP của ngành Công nghiệp và Xây dựng đã mang lại động lực tăng trưởng lớn, giúp GDP Quý 1 của Việt Nam đạt con số tăng trưởng tốt trong Quý 1 năm nay, vượt kịch bản đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP (5.2-5.6%) của Chính phủ. Với việc lấy lại đà tăng trưởng của ngành Công nghiệp và Xây dựng khá tốt giai đoạn đầu năm, việc đạt mốc tăng trưởng GDP cả năm 2024 ở mức 6%-6.5% như mục tiêu của Chính phủ là hoàn toàn có thể xảy ra.

Năm 2023, tình hình thu hút vốn FDI đã được cải thiện hơn rất nhiều so với giai đoạn 2020 - 2022. Mặc dù đây là năm ghi nhận lạm phát cao tại nhiều nước, song vốn đầu tư FDI vào Việt Nam tăng 32.1% so
với năm 2022, đạt 36.6 tỷ USD. Đặc biệt vốn thực hiện đạt cao nhất trong 5 năm, 23.2 tỷ USD. Năm 2024 mới trôi qua 4 tháng nhưng thu hút vốn FDI đã thể hiện sự tăng trưởng mạnh mẽ. Giá trị tổng vốn đăng ký 4 tháng đầu năm ghi nhận 9.3 tỷ USD (tăng 4.5% so với cùng kỳ năm trước) và tổng vốn thực hiện đạt 6.3 tỷ USD (tăng 7.4% so với cùng kỳ 2023).

Sau quãng thời gian giảm về giá trị xuất nhập khẩu do số lượng đơn hàng giảm, nhu cầu tiêu thụ của các nước lớn đặc biệt giảm mạnh thì 4 tháng đầu năm 2024 cả xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam đều
ghi nhận tăng trưởng tốt. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8.4 tỷ USD. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Châu Âu vẫn là các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024, trong đó tăng trưởng
xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt cao nhất.
Trong khi đó 4 tháng đầu năm nay, Việt Nam nhập chủ yếu từ Trung Quốc (tăng 25% so với cùng kỳ 2023), theo sau là Hàn Quốc và các nước khối ASEAN. Với lợi thế về độ mở nền kinh tế lớn các doanh
nghiệp tại Việt Nam sẽ có tiềm năng và ưu thế xuất nhập khẩu lớn Trong số các nhóm hàng xuất nhập khẩu chính, máy móc thiết bị và dụng cụ phụ tùng khác đứng thứ ba về giá trị xuất khẩu và đứng thứ
hai về giá trị nhập khẩu.

Việt Nam ghi nhận ngày càng nhiều dự án đầu tư sản xuất, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài và trong nước đều có xu hướng tăng trưởng, đặc biệt trong các ngành sản xuất mũi nhọn như điện tử, kim loại, nhựa-cao su, v.v. Thực tế này làm gia tăng như cầu sử dụng máy móc và thiết bị đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Giá trị thị trường máy móc thiết bị Việt Nam năm 2023 giảm nhẹ so với năm 2022. Thị trường máy móc thiết bị Việt Nam đạt đỉnh năm 2020 với giá trị thị trường ước tính khoảng 92.6 tỷ USD (tăng mạnh so với năm 2019). Tuy nhiên bị tăng cao. Đây là giai đoạn theo nghiên cứu của chúng tôi, giá trị thị trường năm 2020 tăng mạnh chủ yếu do giá thành của các loại máy móc thiết nền kinh tế và sản xuất toàn cầu bị ảnh hưởng bởi sự đứt gãy chuỗi cung ứng gây nên do dịch Covid-19 (năm 2020 ước tính giá trị máy và thiết bị trung bình tăng so với năm 2019).

Trên thực tế số liệu cho thấy, nhập khẩu máy móc và thiết bị công nghiệp vào Việt Nam đang có xu hướng giảm. Nhưng xu hướng này diễn ra do tác động từ sự vận động và nền kinh tế bên ngoài tác động đến nhu cầu nhập khẩu là chính. Theo đó năm 2021 và 2022 nhập khẩu máy móc và thiết bị công nghiệp giảm. Đến năm 2023 tình hình nhập khẩu đã bắt đầu có sự quay đầu và tăng trưởng trở lại (tăng so với năm 2022). Mặc dù giá trị nhập khẩu vẫn thấp hơn so với giai đoạn trước dịch nhưng với sự phục hồi chậm của nền kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng thì việc tăng trưởng nhập khẩu cũng cho thấy tiềm năng thị trường ngành tại Việt Nam cũng bắt đầu có sự phục hồi.

Xét về loại máy móc và thiết bị nguyên chiếc, sản phẩm dùng trong ngành điện tử đang được nhập khẩu nhiều nhất, chiếm 29% tổng giá trị nhập khẩu máy nguyên chiếc vào Việt Nam. Theo sau là các loại máy móc và thiết bị ứng dụng trong các ngành: kim loại, nhựa-cao su, sản xuất vật liệu, dệt may, v.v.
Khoảng cách thị phần giữa các ngành ứng dụng là khá lớn. Con số này cũng tương ứng với tình hình đầu tư của các ngành sản xuất tương ứng vào thị trường Việt Nam thời gian qua, khi điện tử là ngành nghề thu hút đầu tư nhiều nhất. Các ngành như kim loại hay Nhựa - Cao su cũng tăng trưởng thu hút đầu tư cả về số lượng và quy mô.

Bên cạnh các ngành ứng dụng nhiều như điện tử, kim loại, nhựa & cao su luôn xếp top thị phần ngành ứng dụng sản phẩm máy móc và thiết bị công nghiệp, thì sản phẩm robot đang có xu hướng tăng nhanh nhập khẩu qua từng năm. Theo đó thời điểm năm 2019, robot chỉ đứng thứ 9 về thị phần nhập khẩu thì đến năm 2023 nhập khẩu robot đứng thứ 5 về thị phần, vượt qua các ngành truyền thống như dệt may, giấy, da giày.

Việt Nam ngày càng đẩy mạnh sự tham gia vào chuỗi cung ứng ngành

Có thể thấy, khâu sản xuất và gia công Linh Phụ kiện (LPK) – Cấp 3 đã ghi nhận hoạt động đầu tư “sôi động” nhất khi số lượng dự án từng năm, cả trong giai đoạn dịch bệnh, đều đạt mức lớn nhất so với các công đoạn khác trong chuỗi cung ứng. Sự tham gia mạnh mẽ của cả khu vực FDI và DDI vào khâu LPK – Cấp 3 cho thấy Việt Nam đang sở hữu những lợi thế mạnh mẽ trong về việc gia công, xử lý kim loại cũng như chế tạo các linh kiện máy móc nhỏ và đơn giản. Điều đó có nghĩa chất lượng của các sản phẩm đầu ra tại khâu này phần nào được đảm bảo nhằm cung ứng cho các nhà sản xuất khác ở hạ nguồn.

Các dự án máy móc thiết bị chuẩn bị triển khai phân bổ ở khắp ba miền. Nhưng miền Bắc là khu vực tập trung nhiều dự án máy móc và thiết bị nhất với hơn 50% dự án đầu tư vào khu vực này. Đặc biệt các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng và Hưng Yên là các tỉnh thành thu hút nhiều dự án nhất của khu vực miền Bắc. Đây cũng là khu vực thu hút lượng vốn đầu tư cao nhất trong ngành. Khu vực miền Nam đứng thứ hai về số lượng dự án, nhưng lại xếp thứ ba về tổng vốn đầu tư, chủ yếu là các dự án đầu tư nước ngoài, nổi bật có tỉnh Bình Dương trong thời gian tới sẽ khá sôi động với các dự án chuẩn bị triển khai tại đây.

Có thể thấy đa số các dự án chuẩn bị triển khai được đầu tư bởi các nước Đông Á và các nhà đầu tư trong nước cũng đang rất tích cực tham gia vào chuỗi cung ứng ngành bằng việc triển khai các dự án quy mô lớn.

Đăng ký